Bên cạnh công năng gương toilet còn có tác dụng làm tăng giá trị thẩm mỹ cho phòng tắm. Vì vậy khi lắp gương toilet cho phòng tắm bạn nên lưu ý.
Vị trí
Dù bạn sử dụng kiểu chậu treo, chậu có chân áp tường hay chậu đặt trên bàn đá thì gương toilet luôn được treo phía trên chậu rửa. Thông thường, với những cỡ gương nhỏ, gương sẽ được treo thẳng tim của chậu. Lúc này bạn chú ý đỉnh gương có cao độ tối thiểu 1m6 để có thể soi được đủ mặt và đầu trong tư thế đứng của người bình thường.
Kích thước
Không có một tiêu chuẩn cụ thể cho kích thước gương toilet. Tuy nhiên gương phòng tắm phải đủ rộng để soi được toàn bộ khuôn mặt và một phần ngực khi đứng gần chậu. Những gương bán sẵn trên thị trường thường có kích thước nhỏ và vừa có thể đáp ứng được tiêu chí này. Thông thường gương toilet hay được đặt rộng bằng phần bàn đá phía dưới, chiều cao lấy theo một chuẩn nhất định như sát trần, bằng mép cửa sổ, bằng viên ốp diềm trang trí hay bằng cao độ của vách kính tắm đứng. Dù theo chuẩn nào thì cũng phải đảm bảo độ cao tối thiểu để tránh cúi người khi soi gương.
Lưu ý là không nên sử dụng gương tấm liền có kích thước quá lớn. Bởi vì với độ dày kính tráng gương thông thường 5mm-6mm thì tấm gương lớn dễ không phẳng bề mặt, gây ra hiện tượng méo hình. Gương lớn cũng rất nặng, không thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt.
Trước khi mua gương hoặc đặt thiết kế gương theo yêu cầu, bạn nên giới hạn phạm vi của mép gương để chủ động trong các hạng mục khác, tránh phạm vào vị trí sẽ treo gương. Đặc biệt là khi việc thi công toàn bộ nội thất phòng tắm mới.
Định vị
Khi treo gương toilet không khung viền nên dùng các phụ kiện kim khí như ngàm, móc, kẹp khoan cố định vào tường rồi kẹp gương lên. Nhất định phải bố trí đảm bảo gương vuông góc với mặt đất, để tránh cảm giác “đổ” người khi soi gương. Không nên sử dụng keo dán lưng gương vì môi trường ẩm ướt, nóng của phòng tắm có thể làm lão hóa lớp kéo, ảnh hưởng đến lớp tráng phía sau, làm cho gương bị mốc.
Kiểu dáng và quy cách
Gương toilet cho phòng tắm có thể có khung, có thể không khung tùy mong muốn của gia chủ. Thông thường gương được coi là phụ kiện, gia chủ sẽ tự chủ động mua. Tuy nhiên, nếu gia chủ ủy thác cho nhà thiết kế thì sẽ được chỉ định thiết kế mẫu mã gương dựa trên bản vẽ chi tiết phòng tắm. Về quy cách, chiều rộng và cao gương tới đâu đều phải căn cứ vào các yếu tố khác trong phòng tắm như vị trí tương quan của các thiết bị, chiều dài bàn đá; kiểu dáng bàn chậu rửa, phong cách nội thất chung, chủng loại vật liệu ốp lát…
>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn gương toilet hợp không gian
Đèn rọi
Gương nhất thiết phải có đèn rọi để tăng cường chiếu sáng, trừ khi bạn sử dụng gương đèn led. Đèn gương nên sử dụng bóng sợi đốt, tốt nhất là bóng halogen để cho ánh sáng thật. Đèn rọi gương có thể đặt trên đỉnh gương cách mép trên gương 5-10cm, hoặc trên trần chiếu chếch về phía gương nếu trần phòng tằm không cao quá. Đèn gương có thể là đèn đơn, đôi, ba… tùy theo ý đồ thiết kế và chiều rộng của gương toilet.
Có một số lưu ý là: Trong trường hợp phòng tắm liền phòng ngủ thì gương toilet không được chiếu vào giường ngủ. Cách để thuận tiện nhất là lắp đặt gương toilet sau cùng với phụ kiện khác trong phòng tắm, khi đã hoàn thiện việc ốp lát, lắp đặt thiết bị vệ sinh. Bởi vì gương phải được treo đè lên gạch ốp. Cách này vừa thuận tiện thi công ốp gạch, vừa giúp bạn linh hoạt che đi được những vị trí gạch thiếu, viên lỗi, chắp vá… bằng chiếc gương toilet.
Trong phòng tắm có 3 vị trí/3 thiết bị với 3 chức năng quan trọng là chậu rửa, xí và tắm. Gương toilet trong phòng tắm có vẻ như là phụ kiện thêm thắt, trang trí. Tuy nhiên thực tế bất cứ phòng tắm nào cũng cần phải có gương. Dù là gương toilet cỡ nhỏ hay gương soi toàn thân cỡ lớn. Vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến chiếc gương treo tường này.